Rất nhiều các cặp đôi cảm thấy bỡ ngỡ và lúng túng khi chuẩn bị cho đám cưới. Nguyên nhân là do không có kinh nghiệm cưới nên không biết bắt đầu từ đâu. Đối với những cặp đôi sắp kết hôn thì quả thật sẽ có rất nhiều thứ cần chuẩn bị cho ngày cưới của mình.
Đặc biệt, có những việc cần phải chuẩn bị từ rất sớm, thậm chí là trước ngày diễn ra đám cưới tận 5 – 6 tháng. Hãy lập một một kế hoạch tổ chức đám cưới hoàn hảo thật chi tiết để tiết kiệm thời gian, công sức. Hãy xem bài viết dưới đây để chuẩn bị kinh nghiệm cưới tốt nhất cho ngày trọng đại bạn nhé!
1. Thời gian bắt đầu chuẩn bị đám cưới nào là thích hợp nhất?
Nếu bạn đã có kế hoạch tổ chức đám cưới từ lâu thì thời điểm tốt nhất để bắt đầu là 6 tháng. Vì để có một đám cưới hoàn hảo, bạn cần đặt nhà hàng, chụp ảnh cưới, lễ hỏi, tiệc nhà hàng…
1.1 Thông báo dự định đám cưới với 2 bên gia đình
Cưới hỏi không phải là việc của 2 người mà liên quan đến 2 gia đình và họ hàng. Sau khi 2 bạn đã quyết đinh về chung một nhà hãy thông báo với gia đình về dự định của mình.
Trước ngày cưới hoặc lễ hỏi bạn có thể là lễ dạm ngõ. Đây là cơ hội để 2 bên thống nhất kế hoạch cưới hỏi, trao đổi, chia sẻ kế hoạch cưới. Ngoài ra, kinh nghiệm cưới hỏi của những người lớn tuổi cũng rất quý giá mà chúng ta phải học hỏi.
1.2 Lập kế hoạch tổ chức đám cưới
Sau khi 2 bên gia đình gặp mặt thì bạn cần có kế hoạch tổ chức đám cưới chi tiết hơn. Theo kinh nghiệm cưới của Annie Vy, bạn nên chọn được ngày tốt tham khảo nhà hàng trước. Sau đó là chụp ảnh cưới trước đám cưới ít nhất 3 tháng. Vì như thế studio cưới sẽ có thời gian hoàn thành bộ ảnh của bạn 1 cách hoàn hảo nhất.
1.3 Sửa sang nhà cửa
Nếu bạn muốn có một đám cưới hoàn hảo với không gian đẹp hoặc mới mẻ. Hãy bắt tay sửa sang lại nhà cưới sớm như sơn lại nhà, dọn dẹp vườn xung quanh.
Bạn cũng nên lưu ý đầu tư cho phòng ngủ riêng, mọi thứ phải mới mẻ, gọn gàng trong ngày cưới.
2. Lập ngân sách tổ chức đám cưới
Sau đây Annie Vy sẽ liệt kê giúp bạn danh sách những điều cần làm trong kế hoạch tổ chức đám cưới:
Sính lễ:
Nhẫn cưới
Bộ trang sức cưới
Mâm quả cưới
Tiền nộp tài
Tiền thiệp cưới
Tiền thuê xe: (xe hoa, xe đưa rước dâu cho họ hàng, nhà gái)
Tiền trang phục cho cha mẹ: (áo dài, vest)
Tiền đội bưng quả
Tiền dựng rạp tại gia, trang trí
Tiền tiệc cưới
Tiền dịch vụ quay chụp ảnh cưới
Tiền dịch vụ quay chụp ngày cưới
Các chi phí phát sinh khác
Tiền trang điểm, váy cưới cô dâu
2.1 Kế hoạch tổ chức đám cưới – Lên danh sách khách mời
Liệt kê danh sách bạn bè của bạn và bố mẹ theo thứ tự. Ví dụ như bạn cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học, đồng nghiệp đi làm, bạn bè ngoài xã hội, họ hàng nội, ngoại, vvv… Việc lên danh sách khách mời từ sớm sẽ rất có ích bởi bạn tránh được trường hợp mời thiếu những người thân quen.
Lập danh sách khách mời đám cưới bằng File Excel là lựa chọn hàng đầu để dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi cũng như sau này có thể lưu lại số tiền mừng của khách một cách thuận tiện.
2.2 Đặt địa điểm tổ chức đám cưới – Chọn thực đơn
Hãy chọn nơi tổ chức đám cưới trước khi chụp ảnh cưới, ví dụ bạn tổ chức tại nhà hàng bạn phải cần biết nhà hàng yêu cầu những gì để trao đổi với bên chụp ảnh cưới.
Tùy theo số lượng khách, vị trí và ngân sách cưới mà bạn sẽ có những lựa chọn về địa điểm tổ chức đám cưới phù hợp.
Nếu khách nhà bạn quá nhiều mà bạn lại chọn 1 nhà hàng có không gian chật, thì thực sự sẽ đem lại cảm giác vô cùng bất tiện cho khách. Ngược lại, nếu khách quá ít mà bạn chọn 1 nhà hàng có sảnh rộng thì vô tình làm buổi tiệc cưới của mình trở nên trống trải.
Hiện nay, với phong cách hiện đại của giới trẻ. Thì địa điểm tổ chức đám cưới không còn thu hẹp ở nhà hàng, khách sạn, mà còn mở rộng ra cả quán bar, bãi biển, sân vườn, hồ bơi.
Bên cạnh đó, việc chọn thực đơn cũng không kém phần quan trọng. Tùy vào ngân sách đám cưới của bạn mà mỗi bàn có thể giao động từ 1.5 triệu đến 4 triệu. Tuy nhiên, dù là mức giá tiền bao nhiêu thì cũng nên có sự lựa chọn món ăn sao cho hợp lí, bắt mắt, ngon miệng, tránh lãng phí.
2.3 Chọn địa điểm chụp ảnh cưới và đi chụp ảnh cưới
Nếu bạn không lo lắng nhiều về ngân sách cưới, muốn có bộ ảnh thật đẹp trong kế hoạch tổ chức đám cưới. Hãy chọn những nơi như Đà Lạt, Hồ Cốc, Vĩnh Hy… So với những địa điểm khác thì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều cảnh đẹp, chi phí rẻ.
Với không gian và thời tiết ôn hòa như vậy, Đà Lạt được coi là thiên đường của việc chụp ảnh cưới. Đừng bỏ lỡ chụp ảnh cưới Đà Lạt bạn nhé.
2.4 Bắt đầu tham khảo và đặt dịch vụ ngày cưới
Việc tham khảo dịch vụ ngày cưới là 1 list những hạng mục cần phải cân nhắc và tính toán nên mình sẽ giải thích chi tiết ở 1 bài viết khác nhé.
3. Trước đám cưới 2 tháng
3.1 Album ảnh cưới hoàn thiện
Bạn phải đảm bảo có tất cả sản phẩm album cưới, video pre wedding cưới hoàn thiện trước 1 tháng. Vì có rất nhiều thứ phải lo lắng, hãy dành thời gian đó cho công việc khác.
Bạn cần hình ảnh sớm để sử dụng cho ngày cưới và nhà hàng để chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại.
3.2 Đặt in thiệp cưới, viết thiệp cưới
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều mẫu mã độc đáo cho bạn lựa chọn. Hãy để khách mời cảm thấy thích thú với tiệc cưới của bạn khi chỉ mới cầm tấm thiệp cưới trên tay.
Trong kế hoạch tổ chức đám cưới nên đặt thiệp cưới trước 2 tháng bởi việc viết thiệp và gửi thiệp tốn khá nhiều thời gian. Đối với những bạn bè ở xa không thể gửi thiệp tận tay, bạn có thể lấy file ảnh của studio thiệp cưới để gửi qua mạng cho bạn bè của mình. Thật tiện lợi phải không nào? Nhưng đừng quên, hãy gửi lời cảm ơn đến những vị khách xa xôi mà bạn không thể đưa thiệp tận tay nhé.
3.3 Mua nhẫn cưới và trang sức cưới
Lựa chọn trang sức cưới
Đối với dòng trang sức cưới thì hiện nay có rất nhiều mẫu mã, chất liệu đa dạng, phong phú như vàng, vàng trắng, bạc, kim cương. Do đó, tùy vào tình hình kinh tế và ngân sách dự trù, bạn có thể chọn cho mình những món trang sức phù hợp.
Các cặp đôi đi lựa nhẫn cưới cùng nhau hãy nhớ những điều sau đây:
1.Loại nào thích hợp nhất?
Thông thường loại vàng chủ yếu là 24k, 18k, 14k, 10k hay vàng trắng. Loại vàng 14k nghĩa là hàm lượng vàng chiếm 58,5%; 18k hàm lượng vàng 75%. Thực ra hàm lượng vàng không ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài. Nó chỉ có ý nghĩa về giá trị. Nhẫn cưới là một vật kỷ niệm thiêng liêng, không dùng để bán nên không cần quan tâm nhiều đến giá trị. Vì vậy vàng 14k là lựa chọn hợp lý nhất.
2. Kích cỡ cũng rất quan trọng bạn nhé
Chú ý đến size của chiếc nhẫn có phù hợp không. Có một bí quyết nhỏ đó là không nên mua và thử đeo nhẫn vào buổi sáng lúc cơ thể bạn đang còn giữ muối và nước từ tối hôm trước hoặc khi bạn vừa tập thể dục thể thao xong, lúc này có thể ngón tay của bạn hơi to hơn bình thường đấy. Hay khi thời tiết đang rất lạnh hoặc rất nóng cũng vậy, thân nhiệt bạn thay đổi tất nhiên cũng phần nào ảnh hưởng đến ngón tay của bạn.
3. Có nên mưa loại nhẫn có hình dáng lạ?
Lựa chọn những chiếc nhẫn không bị lỗi thời. Bạn có thể không ngại sự khác biệt để chọn mua cho mình một cặp nhẫn cưới thật lạ. Nhưng phải tin tưởng rằng bạn vẫn muốn đeo chiếc nhẫn đó sau rất nhiều năm, chiếc nhẫn sẽ cùng bạn đi khắp nơi và luôn luôn hiện hữu trên ngón tay của bạn.
Lưu ý chất lượng và giá cả nhẫn cưới. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu biết về những ký hiệu trên chiếc nhẫn có ý nghĩa như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tường tận về chất lượng của chiếc nhẫn đó. Nó có đúng với những gì mà người bán nói với bạn không.
Nếu không có nhiều tiền thì bạn nên chọn mua vào thời điểm những ngày Valentine, 8/3, 20/10. Các dịp mà các cửa hàng có các chương trình khuyến mãi giảm giá để tiết kiệm được một khoản tiền nhé.
3.4 Trang trí gia tiên
Chú ý nhất trong việc trang trí gia tiên cho lễ cưới không chỉ là mẫu mã đẹp. Bạn cần lên kế hoạch tổ chức đám cưới kỹ càng về giá cả các dịch vụ kèm theo như rạp ngoài sân để ăn uống, bàn ghế dành cho hai họ, quà đính hôn, bàn quả, ly, tách, ấm trà, bình rượu, bình hoa, ghế phát sinh, vvv.
Thông thường sẽ có nhiều nơi bao trọn gói. Tuy nhiên, nếu bạn chẳng may chọn phải những nơi kém uy tín thì sau này chi phí cho những thứ phát sinh sẽ rất cao.
4. Trước đám cưới 2 tuần
4.1 Thử váy cưới, vest cưới, đồ phù dâu
Trong kế hoạch tổ chứ đám cưới bạn chỉ nên thử trang phục cưới trước 2 tuần. Vì Studio trang phục như váy, Vest sẽ liên tục về mẫu mã mới. Việc thử trang phục trước 2 tuần sẽ nhiều lựa chọn nhất cho bạn.
4.2 Đặt, chọn món tiệc tại nhà và mời thiệp
Chậm nhất trước 2 tuần bạn phải kết thúc việc mời thiệp cưới. Các công việc như đặt, chọn món khi làm tiệc tại nhà bạn có thể đặt các dịch vụ để họ chuẩn bị giúp bạn.
Theo phong tục, nếu bạn muốn mời ai đó tham gia lễ rước dâu thì bạn nên đến nhà thăm hỏi trước hoặc gọi điện thoại trước. Một số nơi còn có lễ xuất giá trước đám cưới 1 ngày để mời tất cả họ hàng.
5. Trước đám cưới 1 ngày
Bạn nên xem lại kế hoạch đám cưới một lần nữa xem còn sơ sót bước nào không. Xác nhận lại với tất cả bên dịch vụ hỗ trợ ngày cưới về địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
Trước đám cưới 1 ngày bạn cần làm là làm đẹp chăm sóc da mặt, móng tay. Ăn uống đầy đủ vì có thể ngày cưới bạn sẽ bận đến nỗi cả ngày không ăn được gì đấy!
Dành thời gian để tâm sự với bố mẹ và người thân trong gia đình bạn nhé! Cảm ơn bố mẹ vì đã nuôi dạy bạn nên người.